Cấu trúc và chức năng của da

Làn da rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Bên cạnh việc đóng vai trò là rào cản đầu tiên của cơ thể chống lại vi khuẩn và vi rút, một làn da khỏe mạnh còn duy trì sự cân bằng của các chất và giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Làn da rất nhạy cảm, cảm nhận được sự va chạm nhẹ nhàng cũng như những tác động mạnh. Vì là cơ quan rộng nhất, che phủ gần 2m2 và nặng bằng 1/6 trọng lượng cơ thể, tình trạng của da có cũng tác động quan trọng lên chính nó.

Cấu trúc da

Là cơ quan luôn luôn thay đổi, làn da bao gồm 3 lớp chính- biểu bì, hạ bì và mô dưới da – mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế. Các phần phụ của da như các nang và các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn cũng đóng  những vai trò khác nhau trong chức năng tổng thể của da.

Cấu trúc và chức năng của da

Biểu bì

Như là lớp da ở phía ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được, lớp biểu bì bảo vệ chúng ta tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn là tránh mất các chất lỏng cần thiết. Nó bao gồm 5 lớp tế bào. Các tế bào được sản sinh ở lớp trong cùng, di chuyển đến bề mặt da. Từ đó, chúng phát triển và trải qua nhiều sự thay đổi. Đây chính là quá trình được biết như là quá trình sừng hóa (hay sự hình thành sừng ở biểu bì), khiến mỗi lớp của tầng biểu bì trở nên khác biệt.

  1. Lớp đáy (hay stratum basale):là lớp trong cùng của biểu bì nơi các tế bào keratinocyte được sản sinh.
  2. Lớp tế bào gai (hay Stratum spinosum):các tế bào keratinocytes sản sinh chất sừng (các sợi protein) và trở nên có hình con suốt.
  3. Lớp hạt (hay stratum granulosum):Quá trình sừng hóa bắt đầu- các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì.
  4. Lớp bóng (hay stratum lucidium):Các tế bào bị ép nhẹ, trở nên bằng phẳng và không thể phân biệt được.
  5. Lớp sừng (hay stratum corneum):Là lớp ngoài cùng của biểu bì, trung bình có khoảng 20 lớp da và các tế bào chết đã được dát mỏng, phụ thuộc vào vùng da của cơ thể. Những tế bào chết này bong ra thường xuyên trong quá trình tróc vảy. Lớp sừng là nơi cư trú của các tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn.
  6. Lớp da ở phía ngoài cùng được gọi là lớp sừng, nơi mà các tế bào chết thường bị bong raCác tế bào ở lớp sừng thì được gắn kết với nhau bởi các lipid biểu bì. Những lipid này thì rất quan trọng để tạo nên một làn da khỏe mạnh: chúng tạo nên hàng rào bảo vệ và giữ được độ ẩm cho da. Khi các lipid bị mất đi, da trở nên khô hơn và cảm giác bị căng và sần sùi.Biểu bì được bao phủ bởi chất nhũ tương gồm nước và lipid (chất béo) được biết như các màng hydrolipid. Lớp màng này giúp duy trì sự tiết mồ hôi và bã nhờn, giúp làn da được mềm hơn và hoạt động giống như hàng rào chống lại vi khuẩn và nấm.Phần nước của màng này, như là các acid bảo vệ bao gồm:
    • Axit lactic và một số các amino axit từ mồ hôi
    • Các axit tự do từ dầu
    • Các amino axit, axit cacboxilic pyrrolidine và các nhân tố tạo độ ẩm tự nhiên khác (NMFs)- là nhân tố của quá trình sừng hóa.
    • Các axit bảo vệ giúp làn da khỏe mạnh, là môi trường axit nhẹ và có độ pH nằm trong khoảng từ 5.4 đến 5.9. Đây là môi trường lý tưởng cho:
      • Các vi sinh vật tốt cho da có thể phát triển mạnh và các vi sinh vật có hại sẽ bị tiêu diệt.
      • Sự hình thành các lipid biểu bì.
      • Các enzym kiểm soát quá trình tróc vảy.
      • Lớp sừng dễ dàng tự phục hồi khi nó bị tổn thương.

      Bao phủ hầu hết các phần của cơ thể nhưng biểu bì chỉ có độ dày khoảng 0.1mm, vùng biểu bì chung quanh mắt mỏng hơn (0.05mm) và dưới bàn chân thì dày hơn (1-5mm). Tìm hiểu thêm có thể đọc Am hiểu về làn da ở các phần khác nhau của cơ thể và làn da của nam và nữ thì khác nhau như thế nào.

      Hạ bì (hay lớp mô mạch liên kết)

Bài viết cùng chủ đề: